Xử lý nước thải y tế phòng khám ngày càng được quan tâm bởi các phòng khám hiện nay luôn trong tình trạng quá tải. Nếu như hầu hết các bệnh viện có quy mô lớn đều đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn thì nhiều phòng khám nhỏ lẻ lại chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn hoặc nếu có cũng chỉ là tạm bợ. Tuy lưu lượng không lớn nhưng với số lượng phòng khám lớn như hiện nay thì đây cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cùng NTSE tìm hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tính chất cần xử lý của nước thải y tế phòng khám
Nước thải y tế có một số thành phần giống như nước thải sinh hoạt, chứa lượng lớn các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ đặc trưng bằng chỉ tiêu BOD5. Trong nước thải hàm lượng BOD5 thường dao động từ 80 đến 250 mg/1, phụ thuộc vào loại hình, quy mô và đặc điểm của BV.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng nitơ và photpho trong nước thải y tế phòng khám cũng khá lớn. Thông thường, hàm lượng nitơ amoni trong nước thải thông thường dao động từ 30 đến 50 mg/I. Tuy nhiên, đối với các phòng khám có đông bệnh nhân, do quá tải trong việc sử dụng khu vệ sinh nên hàm lượng nitơ amoni trong nước đen có thể lên tới 80-120 mg/1, lớn hơn trong nước thải thông thường gấp nhiều lần nên việc xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, nước thải y tế phòng khám còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nước thải từ những phòng khám chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm và bệnh lao, cũng như những khoa lây nhiễm và các phòng xét nghiệm của các phòng khám đa khoa. Những bệnh truyền nhiễm thường gặp liên quan tới chất thải y tế gồm: bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, do khuẩn Salmonella, lỵ, bệnh do amip và một số bệnh khác. Vì vậy, nếu không xử lý nước thải y tế phòng khám hiệu quả có thể làm lây lan nguồn bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
4 ngăn trong quy trình xử lý nước thải y tế phòng khám
Nước thải y tế phòng khám được phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về hố thu gom (hố ga). Tại vị trí hố thu gom được bố trí một máy bơm nước đặt chìm hoạt động tự động thông qua phao báo mức (nước đầy tự động bơm, nước cạn tự động ngắt) bơm vào hệ thống xử lý nước thải.
Hệ thống nước thải xử lý y tế phòng khám đạt chuẩn sẽ bao gồm 4 ngăn như sau:
1/ Ngăn điều hòa nước thải
Nước thải phòng khám phát sinh không đều theo từng ngày và từng giờ, tùy thuộc vào số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh có đông hay không. Vì vậy, nước thải cần được chuyển đến ngăn điều hòa để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải sao cho ổn định nhất trước khi tiến hành các công đoạn xử lý tiếp theo. Tại ngăn điều hòa nước thải, một máy bơm được bố trí để tự động hoạt động điều chỉnh lưu lượng thích hợp sao cho lưu lượng nước vào ngăn sinh học ổn định theo đúng công suất xử lý mong muốn.
2/ Ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR tách nước sạch
Trong ngăn xử lý sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải y tế phòng khám. Người ta sẽ duy trì hoạt động của vi sinh vật bằng cách thổi khí phân tán vào trong bể.
Khi đạt đủ thời gian xử lý thích hợp thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nước sạch sau khi được xử lý bằng vi sinh vật và lọc qua màng MBR đạt tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra sẽ được chuyển qua ngăn chứa nước sạch.
3/ Ngăn chứa nước sạch
Nước sau khi được xử lý, đạt tiêu chuẩn chất lượng đầu ra sẽ được chứa trong ngăn chứa nước sạch. Ngăn này không chỉ có chức năng chứa nước sạch và còn thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng nước sạch sau khi xử lý cho mọi hoạt động khác.
4/ Ngăn chứa bùn
Sau quá trình xử lý nước thải y tế phòng khám, một lượng bùn cặn đậm đặc trong bể xử lý sinh học sẽ được chuyển bớt qua bể chứa bùn. Sau đó, lắng cặn và tách nước rồi xử lý theo đúng quy định. Trên thực tế, lượng bùn này thường sinh ra không đáng kể.
Trên thực tế, đa số các phòng khám đều nằm trong khu dân cư và có diện tích nhỏ nên việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải y tế thực sự là vấn đề rất khó khăn. Hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám do NTSE cung cấp sẽ đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
>>> Xem ngay: Dịch vụ thi công, lắp đặt dịch vụ xử lý nước thải trọn gói từ A – Z