Trong quá trình vận hành, hệ thống thường gặp các sự cố phát sinh ở cụm xử lý sinh học như hiện tượng bùn nổi trong bể sinh học thiếu khí (Anoxic). Để có thể giải quyết sự cố này kỹ thuật vận hành cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý tối ưu.
1. Có gì xảy ra trong bể Anoxic?
Bể Anoxic hay còn gọi là bể sinh học thiếu khí, là hệ thống bể xử lý Nitơ trong nước thải bằng quá trình sinh học. Trong bể Anoxic diễn ra quá trình chuyển hóa nitrat thành khí nitơ bởi nhóm vi sinh vật thiếu khí. Quá trình khử nitrat xảy ra chỉ trong điều kiện thiếu khí oxy. Để khử nitrat, vi sinh vật cần có chất khử (nitrat là chất oxy hóa), chất khử có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ như H2S, Fe2+… Phần lớn nhóm vi sinh vật thiếu khí thuộc loại dị dưỡng, sử dụng nguồn carbon hữu cơ để xây dựng tế bào, ngoài phần sử dụng cho phản ứng khử nitrat.
Quá trình khử nitrat xảy ra theo bốn bậc liên tiếp nhau với mức độ giảm hóa trị của nguyên tố nitơ từ +5 về +3, +2, +1 và 0:
NO3– → NO2– → NO (khí) → N2O (khí) → N2 (khí)
2. Tìm hiểu nguyên nhân bùn nổi ở bể thiếu khí (Anoxic)
– Máy khuấy trộn hoạt động không hiệu quả, không khuấy trộn hoàn toàn thể tích bể nên ở một số khu vực không có khuấy trộn khí nitơ trong bông bùn không thoát ra dẫn đến bông bùn bị khí kéo nổi lên bề mặt bể.
– Máy khuấy trộn không đủ công suất hoặc cách lắp đặt máy khuấy không đúng kỹ thuật cũng sẽ gây ra hiện tượng bùn nổi trên bề mặt bể.
– Bùn vi sinh tuần hoàn về bể anoxic ít, lưu lượng tuần hoàn không đủ, bơm tuần hoàn bị sự cố làm thiếu lượng vi sinh trong bể anoxic. Kỹ thuật vận hành cần phải kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn bùn để có biện pháp khắc phục khi bị sự cố.
– Lưu lượng nước tuần hoàn và bùn tuần hoàn về bể anoxic nhiều làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong bể anoxic gây ra hiện tượng quá tải trong bể làm bùn nổi. Kỹ thuật vận hành cần phải kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn để điều chỉnh lại lưu lượng cho phù hợp với hoạt động của hệ thống.
3. Phương pháp xử lý cho bể Anoxic hoạt động ổn định
- Tạm ngưng cấp nước thải vào bể;
- Kiểm tra nồng độ DO trong bể và kiểm tra các thông số nước thải đầu ra để xem hiệu suất xử lý nitơ;
- Bật bơm tuần hoàn bùn và tuần hoàn nước về bể anoxic để làm chênh lệch mực nước giữa hai bể anoxic về bể aerotank;
- Kết hợp việc phá bùn và làm chênh lệch mực nước để đẩy bùn nổi ở bể anoxic về bể aerotank thông qua lỗ tràn sự cố, từ đó giảm lượng bùn bể anoxic;
- Tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của máy khuấy;
- Kéo máy khuấy chìm ra khỏi bể để bảo tridn.
- Sau khi hoàn thành phá hết bùn nổi ở bể Anoxic, tiến hành khởi chạy lại hệ thống xử lý nước thải như ban đầu với lưu lượng thấp hơn lưu lượng lúc xảy ra sự cố và từ từ điều chỉnh lại lưu lượng chuẩn cho hệ thống.
———————————————
Hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247 để được tư vấn cụ thể hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.
Xem thêm
5 nguyên nhân gây ra BÙN NỔI ở Bể Lắng và cách khắc phục