Đặc điểm, vai trò của mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải

Mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải có ý nghĩa như thế nào, các chỉ số này có ý nghĩa gì mà lại giữ vai trò quan trọng trong quy trình xử lý nước thải? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của NTSE nhé!

Chỉ số COD trong nước thải là gì?

Chỉ số COD trong nước thải (viết tắt của Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hóa học có trong nước thải, bao gồm cả chất hữu cơ, chất vô cơ. Trong quy trình xử lý nước thải, Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

 

Chỉ số BOD trong nước thải là gì?

Chỉ số BOD trong nước thải (viết tắt của Biochemical hay Biological Oxygen Demand) là lượng oxy hòa tan trong nước cho vi sinh vật để phá vỡ những chất hữu cơ có trong nước thải theo phản ứng:

Vi khuẩn, Chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật cần sử dụng oxy hòa tan, vì vậy, xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng.

 

BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước bị phân huỷ bằng các vi khuẩn và các vi sinh vật khác tại một nhiệt độ nhất định. 

BOD được tạo ra là kết quả của những hoạt động, chất thải của con người như: thực phẩm, chất hữu cơ trong cống rãnh. Nếu nồng độ BOD trong nước thải quá cao và không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.  BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.

Xem thêm: Phân loại và nguyên lý hoạt động bể nén bùn trong xử lý nước thải

Mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải mật thiết ra sao?

Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Khi phân tích COD, ta thấy nó có chức năng tương tự như BOD, bởi cả hai đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước. Và đây cũng là mối quan hệ của COD và BOD có trong nước.

 

Tỷ lê thành phần hữu cơ đặc trưng trong NT sinh hoạt:

ThOD : COD (K2Cr2O7) : BOD20 : COD (KMnO4) : BOD5 = 1 : 0,95 : 0,71 : 0,65 : 0,48

Trong quá trình xử lý nước thải, người ta sẽ dùng vi sinh vật nhằm mục đích phân hủy chất hữu cơ đồng thời làm giảm nồng độ BOD, COD để nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Một số điều đáng chú ý trong mối quan hệ giữa COD và BOD trong nước thải:

  • COD và BOD đều là phương pháp để định lượng oxy có trong nước sau hoạt động của vi sinh vật.
  • Để xác định BOD sẽ thực hiện bằng các quần thể phát triển sinh khối trong thời gian nhất định. Trong khi đó, COD thường sẽ sử dụng chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước thải ở nhiệt độ thường trong môi trường axit mạnh.
  • Thời gian tính toán COD không bị nhiễu bởi các vật liệu độc hại, thời gian triển khai cho đến khi có kết quả là khoảng 2-3 giờ. Còn với BOD thì phải mất 20 ngày, BOD5 thì 5-7 ngày.
  • Quá trình xác định COD được thực hiện song song với xác định BOD nhằm ước tính vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học trong nước thải.
  • Trường hợp chất hữu cơ có thế phân hủy sinh học thì COD thường nằm trong khoảng 1,3 – 1,5 lần BOD.
  • Nếu COD cao gấp đôi BOD thì xác định một lượng hữu cơ trong mẫu nước không bị phân hủy bởi sinh vật thông thường.

Mối quan hệ giữa COD và BOD trong quá trình xử lý nước thải khá phức tạp. Tuy nhiên, người vận hành cần nắm vững để có thể đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả, cho ra chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu. Nếu còn thắc mắc gì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải thì liên hệ ngay với NTSE để được tư vấn chi tiết!

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *