MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ MỚI NHẤT

quy-dinh-moi-ve-nuoc-thai-y-te-nam-2022

Nước thải y tế thuộc diện khó xử lý, mức độ nguy hiểm cao, do đó cần quy trình, công nghệ xử lý chuyên dụng, tiên tiến để xử lý triệt để, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định của BTNMT. Xử lý nước thải y tế ngày nay không chỉ còn là quy trình bắt buộc phải có tại các cơ sở khám – chữa bệnh mà còn là giải pháp bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe của mọi người. Với sự thay đổi của Luật môi trường gắn với thực tế hiện nay, quy định về nước thải y tế có thay đổi hay không? Cùng NTSE tìm hiểu những quy định về nước thải y tế mớii nhất qua bài viết sau đây.

Căn cứ

Luật tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020

Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Các hành vi bị nghiêm cấm

Khoản 2 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định nghiêm cấm: 

“Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.’’

Khoản 2, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nghiêm cấm:

Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.”

Khoản 5, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nghiêm cấm:

“Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

Về nước thải y tế

Khoản 7 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định rõ:

Điều 4. Phân định chất thải y tế

  1. Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.”

Quy định về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế 

Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định yêu cầu cần phải đáp ứng về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế như sau:

Điều 62. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

  1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bao gồm:
  2. a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
  3. b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
  4. c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
  5. d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

  1. e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  2. g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.’’     

 Quy định về thu gom nước thải y tế 

Theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế việc thu gom chất thải y tế – cụ thể ở đây là nước thải được quy định như sau:

Điều 7. Thu gom chất thải y tế

  1. Thu gom chất thải lây nhiễm:

        …

        đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế.

        …

  1. Thu gom chất thải lỏng không nguy hại: chất thải lỏng không nguy hại được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế.

        …

  1. Thu gom nước thải:

         a) Hệ thống thu gom nước thải phải là hệ thống kín và bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế;

        b) Nước thải y tế được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nước thải.”

quy-dinh-ve-thu-gom-nuoc-thai-y-te

Quy định về nước thải y tế

Nước thải y tế được xử lý phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A hay B tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT

TT Thông số Đơn vị Giá trị nồng độ
A B
1 pH 6,5 – 8,5  5 – 9
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7  Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6  10
9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt động phóng xạ 𝛂 Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt động phóng xạ 𝛃 Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng Coliforms MPN/100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml KPH KPH

Bài viết là tổng quát về Một số quy định mới về nước thải y tế năm 2022. Với bài viết này, NTSE mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn nữa bên cạnh các vấn đề cần quan tâm về môi trường trong lĩnh vực y tế.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. NTSE cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *