Tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam

tai-su-dung-nuoc-thai-vn

Tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Việc tái sử dụng nước mang lại nhiều lợi ích khác nhau và có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp. Qua này viết này NTS sẽ giới thiệu đến bạn đọc vấn đề trên.

Lợi ích của việc tái sử dụng nước thải

Tuần hoàn, tái sử dụng nước thải có thể đem lại các hiệu quả về kinh tế cũng như môi trường, cụ thể như sau: 

Về mặt kinh tế:

  • Tuần hoàn, tái sử dụng nước trong một công đoạn sản xuất có thể giúp tiết kiệm được lượng nước sử dụng, do đó cắt giảm được chi phí sử dụng nước cấp cũng như chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cấp nước cho quy trình sản xuất.
  • Tuần hoàn, tái sử dụng nước sẽ làm giảm lưu lượng nước thải tạo thành, từ đó tiết giảm được thể tích của các bể xử lý nước thải, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống xử lý và các chi phí liên quan (chi phí vận hành, xả thải…)

Về mặt môi trường:

  • Giảm thiểu ô nhiễm và lưu lượng nước thải đối với các nguồn tiếp nhận nguồn nước mặt.
  • Tăng nguồn cấp nước cho các nhu cầu sản xuất.
  • Đem lại lợi ích cho nông nghiệp cũng như một số ứng dụng trong đô thị (tưới tiêu, chữa cháy, tạo cảnh quan…)
  • Giảm thiểu tác động lên môi trường nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất giảm thiểu nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học. Và cải thiện môi trường xung quanh Công ty.

Về mặt xã hội: 

  • Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
  • Bảo vệ hệ sinh thái nguồn tiếp nhận
  • Nâng cao hình ảnh thân thiện môi trường cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập, học hỏi kinh nghiệm.

loi-ich-tai-su-dung-nuoc-thai

Tái sử dụng nước thải trong các tòa nhà thương mại

Các tòa nhà thương mại là khu vực tập trung các công trình phục vụ cho hoạt động mua bán, giải trí, dịch vụ với quy mô lớn, có hệ thống được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, bao gồm nhiều công trình như văn phòng cho thuê, hội trường, phòng họp, nhà hàng, cửa hàng trang sức, quần áo, rạp chiếu phim, hội chợ triển lãm…

Nước thải trong dịch vụ:

Đặc điểm là có chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.

Nước thải sinh hoạt:

Phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của người dân và công nhân viên chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải từ các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn cao, nhiều nito và phospho, đồng thời trong nước thải cũng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt tính theo tải trọng chất bẩn tính theo đầu người và lưu lượng nước thải.

Tái sử dụng nước thải cho các mục đích như:

  • Công viên công cộng, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, dãy phân cách,…
  • Vùng xanh cảnh quan, tưới cây, tưới thảm cỏ
  • Tạo các diện tích mặt nước cảnh quan như đài phun nước, thác nước nhân tạo, hồ nước.
  • Kiểm soát bụi trong công trình xây dựng, sửa chữa, dùng để rửa và sản xuất vật liệu, trộn vữa, bê tông,…
  • Làm mát thiết bị cho các toà nhà khác nhau
  • Nước xả toilet, nhà vệ sinh chung,…

so-do-tai-su-dung-nuoc-thai-2

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ ứng dụng trong thực tế

Tái sử dụng nước thải trong công nghiệp

Nước thải công nghiệp phát sinh từ nhiều ngành nghề khác nhau, là kết quả của quá trình sản xuất các sản phẩm, thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện,… Khác với nước thải sinh hoạt, loại nước thải này có khối lượng khá lớn và đa dạng nhiều tạp chất ô nhiễm phức tạp. 

Vì vậy để tìm ra phương pháp xử lý đã là một vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp, việc xử lý nước thải đòi hỏi khá nhiều chi phí xử lý. Tuy nhiên lượng nước sạch này (nước thải sau xử lý) lại được xả bỏ, từ đó dòng chi phí đầu tư cho nguồn nước bị chảy ngầm ra ngoài mà doanh nghiệp chưa có định hướng giải quyết.

Từ đây khái niệm tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam sau xử lý ngày càng được quan tâm hơn, nước thải sau xử lý sẽ dùng cho các mục đích như: đa số là làm mát công nghiệp, cấp nước nồi hơi và các công đoạn sản xuất tuỳ thuộc vào ngành công nghiệp.

so-do-tai-su-dung-nuoc-thai-1

Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp

Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng nước, cùng với sự giới hạn trong các nguồn nước tự nhiên do hạn mặn từ biến đổi khí hậu đã thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn nước thay thế. Những nguồn này có thể là nước mưa, nước lợ và nước thải sau xử lý.

Tưới cây bằng nước thải sau xử lý làm tăng nguồn cung cấp nước sẵn có hoặc nguồn nước thay thế chất lượng hơn. Ngoài những lợi ích kinh tế như tạo nguồn phân bón hữu ích thì nước thải cung cấp phần lớn chất dinh dưỡng như nito, photpho, kali trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra vi chất dinh dưỡng và chất hữu cơ còn lại trong nước cung cấp nhiều lợi ích bổ sung khác cho nông nghiệp.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng nước thải là sức khỏe cộng đồng. Vì nước thải chứa nhiều mầm bệnh có thể lây lan dịch bệnh nếu không được xử lý đúng cách. 

Điều này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn có khả năng loại bỏ hết mầm bệnh nguy hiểm. Đồng thời phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước, loại thực vật được tưới, phương pháp tưới (phun sương, bề mặt hoặc tưới ngầm) và mức độ tiếp xúc giữa cây trồng và nước thải tái sử dụng.

loi-ich-tai-su-dung-nuoc-thai

Mặc dù nước tái sử dụng đạt đến tiêu chuẩn nhất định nhưng cũng cần xác định mức độ lây truyền bệnh tật trong nước thải sử dụng để tưới tiêu. Có thể phân loại các nguồn khác nhau như:

Nguồn nước tái sử dụng cho cây trồng với mức rủi ro thấp

– Cây trồng không dùng cho người;

– Cây trồng cung cấp thức ăn gia súc và chăn nuôi được phơi nắng và thu hoạch trước khi động vật tiêu thụ;

– Cây trồng được chế biến bằng nhiệt hoặc sấy khô (ngũ cốc, hạt có dầu,…);

– Rau và quả được trồng riêng để đóng hộp hoặc chế biến có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh;

– Tưới cảnh quan trong các khu vực như công viên, vườn ươm, rừng,…

Nguồn nước tái sử dụng cho cây trồng với mức rủi ro cao

– Đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn cho gia súc;

– Cây trồng làm thức ăn cho người thường chỉ ăn sau khi nấu;

– Cây trồng làm thức ăn trực tiếp cho người như chuối, cam quýt, lạc,…

Vấn đề sức khỏe liên quan đến việc lây nhiễm các loại mầm bệnh từ tái sử dụng nước thải trong tưới tiêu nông nghiệp là một hiện tượng đáng lưu tâm nhất. Trong đó, các vấn đề cần lưu tâm là: 

  • Sự lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp lên cây trồng;
  • Sự tồn tại của các thành phần gây bệnh; 
  • Xử lý thực phẩm trước khi đưa vào phân phối; 
  • Sự hấp thụ các thành phần hóa chất dạng vết; 

Ngoài ra việc bổ cập nước dưới đất cũng là một vấn đề đáng lưu ý, việc đưa nước thải sau xử lý vào tầng nước dưới đất nhằm ngăn cản sụt lún đất (do khai thác nước dưới đất quá mức), ngăn chặn xâm nhập mặn, bổ sung trữ lượng nguồn nước thô phục vụ cấp nước.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình

Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý tái sử dụng nước thải bên trong công trình

Tại Việt Nam việc tái sử dụng nước thải một cách có kế hoạch, chiến lược, được quản lý hợp lý, rõ ràng, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong ổn định phát triển kinh tế, quản lý bảo vệ tài nguyên, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. 

yeu-cau-ky-thuat-tai-su-dung-nuoc-thai

Hiện nay một số các tiêu chuẩn kỹ thuật như: 

  • QCVN 01-1-2018-BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với chất lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt.
  • TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong công trình
  • Nghị định số 154-2016/CP Nghị định Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình hay nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005, số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng
  • Định mức số 1091/2011/QĐ-BXD, ngày 26/12/2011 của Bộ Xây Dựng
  • Định mức số 1172, 1173/QĐ-BXD, do Bộ Xây Dựng công bố ngày 26/12/2012

Và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước thải tại Việt Nam hiện có: 

– QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

– QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Các thông số ô nhiễm trong QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xét thêm các thông số về kim loại nặng, tổng hoạt độ phóng xạ… 

– QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Việc tái sử dụng nước thải phải được quản lý và giám sát chặt chẽ, bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe và môi trường. Nhìn chung, để bảo đảm yêu cầu sức khoẻ khi tái sử dụng nước thải, các quốc gia, tổ chức quốc tế sử dụng các thông số (chỉ tiêu) gồm có pH, Fecal Coliform (hoặc E.Coli), độ đục, Clo dư, BOD, TSS, giun sán,… để đánh giá mức độ chất lượng nước thải sau xử lý phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau.

(Nguồn tham khảo

http://tapchimoitruong.vn/

https://moc.gov.vn/ – Bộ Xây dựng

Các giải pháp thiết kế cơ – điện trong công trình xanh – NXB Xây dựng)


Việc cải thiện và tìm kiếm các phương án Tái sử dụng nước thải trong điều kiện Việt Nam là yêu cầu cần thiết để giảm thiểu nguy hại về sức khỏe cộng đồng, môi trường sống và cũng là một giải pháp để giải quyết thiếu hụt nguồn nước. Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *