4 giai đoạn của quy trình xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện

xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện

Xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện trải qua bao nhiêu giai đoạn, nước thải có những tính chất gì và mức độ ô nhiễm ra sao là vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ. Nhiệt điện phát triển cũng trở thành thách thức không nhỏ khi làm sao vừa sản xuất đủ điện cung cấp đến người dân mà lại đảm bảo nguồn nước thải ra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cùng NTSE tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tính chất nước thải nhà máy nhiệt điện

Nguồn nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện, bao gồm:

xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện

  • Nước thải làm mát: Nước thải ô nhiễm có màng dầu nổi lên trên. Nước thải từ tro xỉ và nước rửa thiết bị có độ đục cao, hàm lượng cặn lớn, có chứa các ion kim loại.
  • Nước thải sinh hoạt: Nước thải này chứa các chất hữu cơ từ nhà vệ sinh bao gồm carbohydrate, protein, lipid,… là các chất dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải còn chứa các chất lửng lơ, chất dinh dưỡng N,P nhiều, dễ gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước.
  • Nước thải từ hoạt động nấu ăn: Nước thải này chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, chứa dầu mỡ, khoáng chất, amoni, chất tẩy rửa,…

Nước thải nhà máy nhiệt điện có nồng độ pH từ 6,5 – 8,5, chỉ số BOD/COD vừa phải khoảng 300-600 mg/l, các chất hữu cơ cao có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật nên không mang tính độc hại cao so với các loại nước thải đặc trưng khác. Tuy nhiên, vẫn cần một hệ thống xử lý khoa học, đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Các giai đoạn xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện

1/ Bể thu gom

Nước thải được thu gom thông qua đường ống dẫn đến bể thu gom có lắp đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các nguồn rác thô, có kích thước lớn, tránh gây tắc nghẽn đường ống làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý phía sau. Nguồn nước thải chứa dầu mỡ sẽ được đi qua đường ống riêng đến bể tách mỡ trước khi đến bể thu gom.

2/ Bể điều hòa

Sau đó, nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và tính chất nước thải trước khi tiếp tục các công đoạn xử lý phía sau. Bể điều hòa được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng chảy, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kỵ khí phân hủy gây mùi hôi thối, khó chịu. Bể điều hòa cũng là nơi chứa nước thải mỗi khi hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện tạm dừng hoạt động để bảo trì, sửa chữa.

Xem ngay: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải công nghiệp

xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện

3/ Bể xử lý sinh học

Nước thải sau khi ổn định ở bể điều hòa sẽ được chuyển sang bể xử lý sinh học. Kết hợp xử lý kỵ khí và hiếu khí để loại bỏ các hợp chất chứa Nitơ có trong nước thải. Vi sinh vật sẽ tận dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn và phân hủy chúng để làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm xuống mức thấp nhất.

4/ Bể lắng và khử trùng

Sau khi xử lý sinh học, nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể lắng để loại bỏ cặn bùn tạo thành có trong nước thải. Cuối cùng, nước trong chảy qua bể khử trùng một lần nữa để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện tuy đơn giản nhưng cần một quy trình vận hành bài bản, khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì và cần hỗ trợ trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải thì liên hệ ngay với NTSE nhé!

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *