KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG VẬN HÀNH HTXL NƯỚC THẢI

van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-0

Kiểm soát quá trình xử lý trong vận hành HTXL nước thải là việc đánh giá hoạt động của các hệ thống xử lý được thực hiện thường xuyên để hệ thống giữ được trạng thái hoạt động ổn định và tối ưu.

Việc đánh giá và đưa ra hướng giải quyết chính xác đạt được dựa trên cơ sở:

  • Hiểu biết về các thiết bị kỹ thuật.
  • Hiểu biết về phương pháp kỹ thuật.
  • Hiểu biết về quá trình xử lý.
  • Theo dõi, phân tích thường xuyên đặc tính nước thải, nước đã xử lý và các thông số của quá trình.
  • Ghi chép thông tin để rút ra kinh nghiệm.

Kiểm soát quá trình xử lý thông qua kiểm tra chất lượng nước thải

Tính chất nước thải quyết định quá trình xử lý. Việc kiểm tra nước thải bao gồm các thông số sau:

pH

Quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt ở pH 6,5 – 8,5. Trong quá trình xử lý pH sẽ tăng, giảm do một số nguyên nhân trong quá trình chuyển hóa chất ô nhiễm. Do đó, rất cần thiết xác định pH thường xuyên để điều chỉnh thích hợp.

BOD, COD

Mỗi công trình xử lý được thiết kế với tải trọng nhất định. Tải trọng quá lớn sẽ dẫn đến giảm hiệu suất của quá trình. Do đó, cần kiểm soát nồng độ BOD, COD để giữ cho tải trọng ở mức tốt nhất.

Chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ. Việc tăng lượng chất rắn lơ lửng làm giảm số lượng vi sinh trong bùn hoạt tính.

Chất dinh dưỡng: N, P

Nito và photpho là các thành phần quan trọng cho sự phát triển của bùn hoạt tính. Tỷ lệ BOD:N:P tối ưu cho nhu cầu của vi sinh vật là 100:5:1.

Nito trong nước thải tồn tại ở nhiều dạng. Một số hợp chất của chúng không thể phân hủy sinh học và không thích hợp làm chất dinh dưỡng. 

Cũng tương tự như nito, photpho cũng tồn tại ở nhiều dạng trong nước thải. Các vi sinh vật dễ hấp thụ photpho tồn tại ở dạng PO43-. Một vài loại photpho không phân hủy sinh học và không hấp thụ được. 

Tình trạng thiếu dinh dưỡng làm giảm hoạt tính của hệ thống xử lý sinh học. Trong trường hợp đó, cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng, việc tính toán khối lượng dựa trên lượng dinh dưỡng có thể sử dụng được của vi sinh vật.

Xem thêm: 04 YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XỬ LÝ AMONI

Chất ức chế, chất độc

Sự hiện diện của các loại chất này làm cản trở các phản ứng sinh hóa. Việc quan sát sự ngộ độc của vi sinh dựa trên các hiện tượng thay đổi khác thường của hệ thống. Tuy nhiên, khi các hiện tượng này đã quan sát được chứng tỏ hệ thống đã bị ảnh hưởng quá nặng. 

Việc tái tạo lại vi sinh phục hồi quá trình xử lý thường mất vài tuần, vì vậy cần phải luôn ở trạng thái phòng ngừa. Các vi khuẩn nitro hóa thường rất nhạy cảm với các hợp chất độc hại và ức chế.

van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-1

Kiểm soát quá trình xử lý trong vận hành HTXL nước thải

Tải trọng hữu cơ

Mỗi hệ thống xử lý sinh học được thiết kế xử lý lượng chất hữu cơ nhất định, thường được biểu diễn bằng tải trọng hữu cơ. Được xác định qua lưu lượng và nồng độ  BOD, COD. 

Việc kiểm tra các tiêu chí này rất quan trọng nhằm duy trì quá trình ổn định và mang đến chất lượng nước sau xử lý đạt kết quả tốt nhất.

Nếu vượt quá các giá trị thiết kế có thể dẫn đến:

  • Tăng lượng chất hữu cơ của nước sau xử lý.
  • Không đủ oxi.
  • Tạo bọt.
  • Xuất hiện tảo.

Oxy hòa tan (DO)

Thông thường để xử lý 1 mg NH4+ cần 4.57 mg O2/l. 

Nhu cầu xử lý amoni của quá trình hiếu khí và thiếu khí là khác nhau. Đối với quá trình nitrat hóa, DO > 2 mg/l. Đối với quá trình khử nitra, DO chỉ cần duy trì ở mức 0.5 mg/l là tốt nhất.

Sự thiếu oxi dẫn đến:

  • Giảm hiệu suất xử lý và giảm chất lượng nước sau xử lý.
  • Giảm khả năng lắng, tăng số vi khuẩn dạng sợi.
  • Ức chế quá trình oxi hóa.

Ngược lại, nồng độ oxi quá cao dẫn đến:

  • Phá tan cấu trúc dạng bông.
  • Giảm khả năng lắng bùn.
  • Lãng phí năng lượng.

Xem thêm: 2 dấu hiệu nồng độ OXY hòa tan trong bể hiếu khí có sự bất thường

pH

pH tốt nhất cho quá trình xử lý hiếu khí nằm trong khoảng 6,5 – 8,5. pH < 6.2 sẽ làm phát triển vi sinh dạng nấm hoặc > 10 sẽ làm ức chế quá trình hoạt động của vi sinh.

Để đảm bảo pH nằm trong giới hạn này, cần kiểm kiểm tra, đo đạc hằng ngày. Nếu pH tăng hoặc giảm, cần điều chỉnh bằng hóa chất phù hợp.

van-hanh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-2


Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực khác nhau, NTS không chỉ là đơn vị hỗ trợ tư vấn giải pháp sử dụng nước mà còn là đơn vị hỗ trợ miễn phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho các dự án vừa và nhỏ. NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất.

Tư vấn miễn phí sử dụng vật liệu, chọn thiết bị phù hợp công nghệ Gọi ngay: 0944595900

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Facebook: facebook.com/INTSE.VNI/

One thought on “KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG VẬN HÀNH HTXL NƯỚC THẢI

  1. Pingback: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *