Nước cứng là gì?

Nước cứng có tên tiếng Anh “Hard Water” là loại nước có hàm lượng các cation Ca2+ (Canxi) và Mg2+ (Magie) trong 1 lít nước rất cao, vượt quá mức cho phép. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ biểu thị mức độ cứng của nước, nếu hàm lượng Mg2+ trong nước nhiều sẽ khiến nước có vị đắng.

Theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ y tế đưa ra thì chỉ số nước cứng cho phép có thể cho phép phải ở mức nhỏ hơn 300 mg/lít. Nếu độ cứng trong nước vượt trên 100mg/lít thì sẽ xuất hiện cáu cặn khi đun sôi nước. Đây cũng là một phương pháp giúp bạn có thể nhận biết được nước cứng một cách dễ dàng.

Dựa theo hàm lượng các cation mà nước cứng được chia ra làm 3 loại cơ bản là:

1. Nước cứng tạm thời

Là loại nước cứng được hình thành do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Hiện nay, đun sôi là phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời được sử dụng nhiều nhất vì khi đun sôi thì tính cứng của nước sẽ không còn do muối hiđrocacbonat bị nhiệt độ cao phân tách thành muối không tan.

2. Nước cứng vĩnh cửu

Là loại nước mang tính vĩnh cửu, thành phần chính của loại nước cứng này gồm: MgSO4, MgCl2, CaSO4 và CaCl2. Trên thực tế, nước cứng vĩnh cửu không thể khắc phục bằng cách đun sôi thông thường mà cần sử dụng những phương pháp trao đổi ion như cho thêm soda (Na2CO3),..

3. Nước cứng toàn phần

Nước cứng toàn phần là loại nước bao gồm cả 2 đặc tính của nước cứng vĩnh cửu và nước cứng tạm thời. Thành phần trong loại nước này sẽ bao gồm cả các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và MgCl2,.. Để làm mềm nước cứng toàn phần, chúng ta có thể kết hợp những cách làm mềm nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.

Nguyên nhân gây ra nước cứng

Trong tự nhiên, nước có độ cứng cao chủ yếu là các nguồn nước ngầm đi qua các lớp đất đá, đá vôi, trầm tích khiến nước hòa tan các ion như: Ca2+. Mg2+,.. và làm tăng độ cứng của nước. Tương tự, nước ở ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng do nguyên nhân này.

Ngoài ra, hiện nay có một nguyên nhân khác khiến nguồn nước ngầm bị tăng độ cứng là do nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, công ty, bệnh viện,. hay nước thải từ các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, hóa chất chưa được xử lý nhưng đã thải xả ra môi trường một cách ồ ạt.

Theo thời gian, các chất gây ô nhiễm này sẽ ngấm dần xuống đất và đi vào các mạch nước ngầm khiến cho nguồn nước bị tăng độ cứng. Đây cũng là lý do khiến cho nước giếng khoan tại một số địa phương xuất hiện mùi tanh, màu vàng và khi để lắng có rất nhiều cặn bẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *