Xử lý nước tự nhiên cấp cho sinh hoạt tại các cơ sở quy mô nhỏ

xu-ly-nuoc-ho-tu-nhien-cap-cho-sinh-hoat-tai-cac-co-so-quy-mo-nho

Mục đích quá trình xử lý nước thiên nhiên

– Cung cấp lượng nước đủ và an toàn cho ăn uống, sinh hoạt.

– Cung cấp nước có chất lượng tốt không vẩn đục, không gây ra màu, vị, mùi.

– Cung cấp đủ thành phần khoáng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dùng.

Đặc trưng nguồn nước hồ tự nhiên

Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Có chứa các đặc trưng sau:

Độ màu

Màu trong nước tạo ra bởi các ion kim loại như sắt, mangan, axit tự nhiên humic, fulvic, tảo và các thành phần tự phân hủy, thực vật hoặc chất thải. Độ màu được dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc, keo tụ, hấp phụ hay oxi hóa.

Độ đục

Độ đục của nước gây ra bởi sự hiện diện của các thành phần không tan như sét, bùn, những chất có nguồn gốc từ hữu cơ, vô cơ và các sinh vật. Nước có độ đục càng lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn.

Mùi

Nước có mùi là do các hợp chất hữu cơ và vô cơ gây ra. Điển hình như sắt gây mùi tanh, hydro sunfua có mùi trứng thối, clo có mùi hắc, các hợp chất hữu cơ như dẫn xuất của clo, chất phenol, các chất hữu cơ sinh ra từ quá trình phân hủy động, thực vật từ nước thải,…

Vị

Vị của nước chủ yếu được tạo ra bởi muối và một số kim loại đặc thù. Một vài loại muối có ảnh hưởng rõ đến vị của nước như magie clorua, magie cacbonat, natri clorua,… Các kim loại kẽm, mangan, đồng gây ra vị chát.

Chất rắn lơ lửng

Nước mặt tự nhiên chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng nước chứa trong ao, đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên nồng độ chất rắn lơ lửng còn lại tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.

dac-trung-vat-ly-cua-nuoc-ho-tu-nhien

Khí hòa tan 

Oxy hòa tan là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước, lượng oxy hòa tan lớn chất lượng nước tốt, ngược lại nước đã bị ô nhiễm. 

H2S được hình thành chủ yếu do quá trình yếm khí phân hủy chất hữu cơ trong nước hoặc do phản ứng thủy phân sunfit.

Xem thêm: Cách xử lý sắt và mangan trong nước cấp hiệu quả

Hàm lượng chất hữu cơ 

Hợp chất hữu cơ chứa clo: hợp chất này được hình thành lò do trong nước có các hợp chất của axit humic, fulvic. Hợp chất hữu cơ chứa clo là những chất không tan trong nước, có tính bền cao.

Hóa chất bảo vệ thực vật: chúng có tính độc và tác động xấu lên quá trình phát triển của sinh vật. Bản thân hóa chất bảo vệ thực vật và các sản phẩm phân hủy của chúng là tác nhân gây ung thư cho con người.

Chất hoạt động bề mặt: những chất này có trong nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp được xả vào nguồn nước. Chúng khó phân hủy sinh học nên tích tụ lại và gây độc tính cho người sử dụng. Cho dù ở nồng độ thấp, chúng cũng có khả năng ngăn cản quá trình hấp thụ oxy của nước từ khí quyển làm giảm quá trình tự làm sạch nguồn nước.

Các hợp chất chứa nitơ 

Các hợp chất chứa nitơ có trong nước gồm NH3, NO2, NO3 đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng có nguồn gốc từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, phân rác trong tự nhiên, xả nước thải.

Tảo

Tảo không gây độc trực tiếp cho người nhưng một số chất tiết ra từ tảo có tính nội hay ngoại độc tố có thể gây nhiễm độc đường máu. Nồng độ cao có thể gây chết cho thủy động vật và các loài khác. Khi sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt ăn uống có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa.

Vi sinh vật

Vi khuẩn và virus có trong nguồn nước với nhiều chủng loại phong phú và là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

Động vật nguyên sinh cũng tương tự. Loài này thường có kích thước lớn (vài chục 𝜇m) nên thường có sức chống chịu cao với chất khử trùng nhưng có thể tách chúng thông qua phương pháp lọc.

dac-trung-hoa-hoc-va-vi-sinh-cua-nuoc-ho-tu-nhien

Quy định về giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho cơ sở quy mô nhỏ

Điểm b,c Khoản 2 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt không phải đăng ký, không phải xin phép đối với cơ sở quy mô nhỏ như sau:

“b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;’’

Công nghệ xử lý nước hồ tự nhiên cho cơ sở quy mô nhỏ

Khi lựa chọn công nghệ xử lý nước phải dựa vào đặc trưng của các chỉ tiêu lý học, hóa học, sinh học của nguồn nước thô khai thác. Cần so sánh các chỉ tiêu với giá trị được quy định trong TCXD 233:1999 về các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt – nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt nhằm phân hạng chất lượng nguồn nước ứng với mục đích sử dụng khác nhau để xác định yêu cầu cần xử lý. 

Xem thêm: Vật liệu lọc ODM-5F | Chi tiết cấu tạo và tính năng

Công nghệ xử lý NTSE áp dụng cho nguồn nước mặt (nước hồ) cột B xử lý cấp cho sinh hoạt đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ quy mô nhỏ như farmstay, resort,… như sau:

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thien-nhien-cap-cho-sinh-hoat

Nguyên lý hoạt động

Nước từ hồ tự nhiên được bơm lên bể chứa. Sau đó được đưa qua các hệ thống lọc nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm.

Cột lọc cát được sử dụng để loại bỏ các thành phần lơ lửng không có khả năng lắng tự nhiên mà không gây ra các tác nhân hóa học trong nước và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Cột lọc than hoạt tính sử dụng quá trình hấp phụ để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn có trong nước khi đi qua lõi lọc nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than qua cơ chế lọc cơ học vật lý; khử mùi tanh; hấp thụ các tạp chất hữu cơ hòa tan, chất độc hại; gây ức chế, ngăn ngừa và loại bỏ những vi khuẩn có khả năng gây hại đến con người; loại bỏ được một phần lượng kim loại nhẹ tồn tại trong nước.

Cột lọc ODM có chức năng làm giảm hàm lượng chất hữu cơ, khử các kim loại nặng và chất phóng xạ có trong nguồn nước.

Màng vi lọc MF có kích thước lỗ rỗng nhỏ 0,1 – 1 µm, độ dày màng từ 10 – 150 µm hoạt động dưới áp suất động lực thông thường từ 0,1 – 2 bar dùng để loại bỏ các hạt lơ lửng, huyền phù, chất keo, vi khuẩn và các chất rắn hòa tan khác.  

Hệ lọc nano (NF) có kích thước lọc khoảng 0,001 µm có chức năng loại bỏ gần như tất cả các virus, hầu hết các chất tự nhiên và muối. Ngoài ra, màng NF còn được sử dụng để làm mềm nước, loại bỏ thuốc trừ sâu và khử màu.

Sau một khoảng thời gian lọc, việc các cặn bẩn, độc tố và hóa chất… bám vào vật liệu lọc và màng lọc, làm chậm dòng chảy và hạn chế hiệu suất lọc của hệ thống. Nếu để lâu, những chất cặn bã bám trên màng lọc có thể sinh ra các loại vi khuẩn, gây hại cho nguồn nước. Vì thế, quá trình rửa lọc là rất cần thiết. 

Nước đầu ra được khử trùng bằng clo dạng viên nén trước khi dùng cấp cho sinh hoạt.

Quy chuẩn đầu ra của nước sau xử lý cấp cho sinh hoạt 

Nước sau xử lý cần đạt QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Xem thêm: Trang bị hệ thống lọc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình


Bài viết là tổng quát về Xử lý nước hồ tự nhiên cấp cho sinh hoạt tại các cơ sở quy mô nhỏ. Với bài viết này, NTSE mong rằng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn nữa bên cạnh các vấn đề cần quan tâm về nhu cầu cấp nước sử dụng từ nguồn nước hồ tự nhiên.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0888 167 247. NTS cam kết sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sở hữu công trình đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm nhất. 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NTS

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0888 167 247

Email: nts@ntse.vn

Website: ntse.vn/xu-ly-nuoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *