Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản và những lợi ích nên biết

xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản không chỉ giúp môi trường luôn trong lành, an toàn cho cuộc sống mà còn có vô số những lợi ích có thể bạn chưa biết.

Lượng thức ăn dư thừa hay xác chết của thủy sản, chất thải của thủy sản… Nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vì thế, việc xử lý nước thải vô cùng quan trọng và cần thiết. 

1/ Tính chất nước thải nuôi trồng thủy sản

Trong các ngành sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp, nước thải luôn cần được xử lý đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường. Đối với nuôi trồng thủy sản, lượng nước thải luôn chứa thức ăn dư thừa, xác của thủy sản, chất thải của thủy sản nuôi… Vì thế, nước thải thường có màu và mùi khó chịu, lượng oxy trong nước thấp. Nếu không xử lý, thành phần của nước thải có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Đặc biệt là chất thải có chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến cả vật nuôi cũng như tác động đến sức khỏe con người.

xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Nước thải nuôi cá

Trong nuôi trồng thủy sản, cá là loài động vật được nuôi khá phổ biến. Nước thải nuôi cá chứa nhiều chất hữu cơ do chứa nhiều phân cá, rác đọng lại khiến các vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh. Nguồn nước thải nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời sẽ gây phú nhưỡng hóa nguồn tiếp nhận hay xảy ra hiện tượng tảo nở hoa. Nước thải còn chứa lượng hóa chất tồn dư trong quá trình nuôi, chăm cá, sát trùng ao…

Nước thải nuôi tôm

Nước thải nuôi tôm chứa lượng lớn Nitơ, phốt pho cùng một số hợp chất carbonic… Chất hữu cơ trong nước thải dễ dàng làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, sulfit hydrogen, amoniac, metan… 

2/ Lợi ích của việc xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Khi xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản đúng cách, sẽ mang lại khá nhiều lợi ích.

xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Tăng sản lượng thu hoạch thủy sản

Khi nuôi trồng thủy sản, nếu xử lý nước thải đúng cách sẽ giảm chất thải tích tụ dưới đáy ao. Sức khỏe của các loại thủy sản cũng được đảm bảo vì hạn chế được nguồn bệnh. Thêm vào đó, chất thải là nguyên nhân gây nên thiếu oxy trong môi trường nước, sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… Chính vì thế, khi hạn chế được tình trạng này, các loài thủy sản sẽ sống khỏe mạnh, ít bệnh tật và lớn nhanh hơn. 

Hệ sinh thái trong lành

Khi xử lý nước thải đúng cách và đúng quy định, quy trình thì hệ sinh thái xung quanh sẽ luôn đảm bảo trong lành, an toàn với sức khỏe của con người và các loài động vật xung quanh. Đặc biệt là đối với các vùng nuôi trồng thủy sản diện rộng, khi xử lý nước thải đúng cách, sức khỏe con người được đảm bảo.

Tạo phân bón hữu cơ

Nước thải trong nuôi trồng thủy sản có thể trở thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tái chế nước thải vì thế trở thành điểm sáng trong việc nâng cao lợi ích kinh tế. Lượng lớn chất thải hữu cơ sẽ trở thành nguyên liệu dồi dào sản xuất phân vi sinh rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

Để việc tái chế nước thải hiệu quả, cần dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau. Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển đến nơi tái chế. Có thể kết hợp cùng các nhà máy tái chế rác thải để tái chế nhanh chóng các chất thải để tiết kiệm tối đa chi phí xử lý rác.

3/ Các phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Hiện nay có khá nhiều các phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Có thể kể đến một số phương pháp phổ biến ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý.

Phương pháp sử dụng công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

Công nghệ này sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chứa nồng độ muối, chất hữu cơ, các ion kim loại.. Công nghệ sử dụng phản ứng oxy hóa trong thời gian ngắn giúp các chất hữu cơ qua hệ thống nhanh chóng được chia thành cacbon dioxit và các ion hữu cơ, vô cơ nhỏ hơn thông qua quá trình oxy hóa. 

Phương pháp có khá nhiều ưu điểm như cải thiện độ trong của nước, vận hành thiết bị đơn giản, giảm thiểu mùi khó chịu của nước, hỗ trợ tăng tuổi thọ cho thủy sản, khử các chất độc có hại…

Phương pháp xử lý hiếu khí

Xử lý hiếu khí được sử dụng máy sục khí mà oxy luôn được bão hòa tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển của hệ VSV hiếu khí. Xử lý hiếu khí giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản nhờ oxy hòa tan tại bề mặt lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý kỵ khí

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản theo phương pháp xử lý kỵ khí được xem là phương pháp truyền thống dựa vào cơ chế hoạt động của VSV yếm khí. Phương pháp này dựa vào quá trình lên men hình thành các acid hữu cơ, khí CO2, H2 hoặc CH4 với đầy đủ các giai đoạn. Giai đoạn 1 Thủy phân, giai đoạn 2 Acetat hóa, giai đoạn 3 Methane hóa.

Với những doanh nghiệp hay những cơ sở nuôi trồng thủy sản đang tìm kiếm đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao, có thể nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia của NTS Engineering. Các chuyên gia đầu ngành và nhiều kinh nghiệm của NTS sẽ giúp bạn tạo nên hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp, chi phí vận hành hợp lý, tiết kiệm thời gian, chuyển giao công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *