Khử trùng trong xử lý nước thải, chức năng và các phương pháp phổ biến

Bể khử trùng trong xử lý nước thải là một trong những công đoạn quan trọng diệt mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.

1/ Chức năng của bể khử trùng trong xử lý nước thải

Có thể nói, khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Giai đoạn này cần tập trung nước thải sau các quá trình xử lý trước đó để tiếp tục diệt mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

Nói cách khác, khử trùng có tác dụng quan trọng trong đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt về chỉ tiêu vi sinh vật hay không.

Trong xử lý nước thải thì thông thường, trước khi qua bước khử trùng, nước thải có thể được thực hiện qua các giai đoạn sau:

 

– Khử trùng: Là nơi nước thải sẽ được xử lý, loại bỏ các vi sinh vật theo nguyên lý hoạt động của các phương pháp khử trùng. Một số phương pháp phổ biến: 

1. Khử trùng bằng PP hóa học:

 Hóa chất được sử dụng bổ sung vào bể khử trùng trong HTXLNT là các chất có tính oxi hóa mạnh (các hợp chất của Clo, ozon, Ion bạc …)

Cơ chế khử trùng: Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh. Sau đó, phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào.

Liều lượng bổ sung tùy thuộc vào hóa chất khử trùng lựa chọn và công suất của hệ thống XLNT.

Tốc độ phản ứng sẽ bị ảnh hưởng nếu trong nước có các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng… Vì thế bể khử trùng thường là bể cuối cùng trong dây chuyền công nghệ HTXLNT trước khi NT thải ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm: Chi phí khử trùng thấp

Áp dụng được với các công suất xử lý lớn

Ngăn ngừa sự tái nhiễm vi khuẩn trong nước do kiểm soát liều lượng khử trùng linh hoạt.

Nhược điểm: Trong nước sẽ có thêm các nguyên tố mới, có thể gây ô nhiễm thứ cấp, nên cần phải kiểm soát liều lượng vừa đủ, trong ngưỡng cho phép.

2. Khử trùng phương pháp vật lý (nhiệt, sóng siêu âm, tia tử ngoại)

Ví dụ khử trùng bằng tia UV, khi chiếu tía cực tím vào nước thải có chứa vi khuẩn gây bênh, ánh sang UV gây thiệt hại di truyền, do xuyên vào nhân tế bào, các sợi AND của tế bào sẽ bị đứt, gãy thành nhiều đoạn, dẫn tới vi khuẩn bất hoạt, không còn có khả năng sinh sản.

Ưu điểm: Không bổ sung thêm bất kì hóa chất nào, nên không gấy ô nhiễm thứ cấp

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, chế độ vận hành, bảo dưỡng thiết bị cần đòi hỏi chuyên môn cao.

3. Khử trùng bằng phương pháp cơ học

Sử dụng các vật liệu lọc có kích thước nhỏ hơn kích thước của vi khuẩn gây bệnh.

Ưu điểm: Không bổ sung thêm bất kì hóa chất nào, nên không gấy ô nhiễm thứ cấp

Nhược điểm: Chi phí sử dụng vật liệu lọc ban đầu cao, sau một thời gian cần phải vệ sinh, hoàn nguyên vật liệu lọc.

Cán bộ vận hành cần chuyên môn cao.

>>> Xem thêm: Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp của từng ngành nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trọn gói từ A đến Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *